Cước vận tải biển tăng chóng mặt, đi EU tăng gấp 3,5 lần

Theo phản ánh từ nhiều doanh nghiệp, xung đột Biển Đỏ khiến một số hãng vận tải biển dừng vận chuyển hàng hóa, đổi lịch trình. Cước vận tải biển vì thế đã tăng cao do phụ phí phát sinh.

 

Doanh nghiệp đứng ngồi không yên

 

Đại diện Công ty cổ phần Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco) – doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ngành gỗ cho biết, gần đây đã nhận được thông báo tăng giá cước từ một số hãng tàu biển có tuyến đi qua khu vực Biển Đỏ. Từ ngày 1/1, mỗi container 40 feet sẽ tăng cước 200-500 USD.

 

Tuy nhiên, điều khiến doanh nghiệp này lo lắng hơn là các tuyến khác cũng tăng giá theo do tình trạng ách tắc kéo dài. Cước tàu biển tăng giá trong giai đoạn này sẽ khiến doanh nghiệp khó khăn bởi đơn hàng ngành gỗ mới phục hồi.

Cước đi EU tăng mạnh nhất. Cước vận chuyển đi Hamburg lên mức 4.350-4.450 USD/container, tăng gấp 3,5 lần so với so tháng 12/2023.

Cước đi EU tăng mạnh nhất. Cước vận chuyển đi Hamburg lên mức 4.350-4.450 USD/container, tăng gấp 3,5 lần so với so tháng 12/2023.


Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Vina T&T (doanh nghiệp xuất khẩu rau quả lớn) cũng cho biết giá cước vận tải biển đang tăng mạnh. Hiện các container chở trái cây của công ty sang thị trường EU vẫn lênh đênh trên biển. Dự kiến giao hàng cho đối tác bị chậm 2 tuần khiến chất lượng trái cây có thể bị ảnh hưởng.
Trước tình trạng trên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết đã có báo cáo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) về tình hình cước vận chuyển tàu biển trên một số tuyến chính liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta.
Theo VASEP, ngay từ những ngày đầu năm 2024, một loạt hãng tàu biển như Yang Ming Line, One, Evergreen Line, HMM, Maersk... thông báo tăng giá cước vận chuyển đi Mỹ, Canada, EU và các nước do căng thẳng tại Biển Đỏ.
Họ buộc phải thay đổi hải trình các tuyến châu Á - châu Âu, tránh đi qua kênh đào Suez và khu vực Biển Đỏ, khiến thời gian vận chuyển dài hơn, chi phí tăng lên.
Cước đi bờ Tây Mỹ tăng 800-1.250 USD/container so với tháng 12 vừa qua, lên mức 2.873-2.950 USD; cước đi Bờ Đông tăng 1.400-1.750 USD, lên mức 4.100-4.500 USD, tương đương mức tăng 58-73%.
Riêng cước đi EU tăng mạnh nhất. Cước vận chuyển đi Hamburg lên mức 4.350-4.450 USD/container, tức là tăng gấp 3,5 lần so với so tháng 12/2023.
Theo VASEP
Nguyên nhân tăng giá cước được nhận định là do khoảng 80% lượng hàng đi Bờ Đông nước Mỹ, Canada và EU đều qua kênh đào Suez. Do những bất ổn từ Biển Đỏ, các tàu buộc phải vòng qua Mũi Hảo Vọng (Nam Phi), hành trình kéo thêm 7-10 ngày. Điều này dẫn đến vòng quay của con tàu lâu hơn, phát sinh chi phí vận tải nhiều hơn.
Cùng với đó, do lưu lượng hàng hóa trong năm 2023 ít nên nhiều tuyến cắt bớt tàu mẹ. Khi hành trình kéo dài làm cho vòng quay một con tàu mất khoảng 2 tuần. Một số tuyến phải cắt bỏ một số chuyến hàng tuần, dẫn đến thiếu chỗ hoặc đưa thêm tàu vào khai thác làm tăng thêm chi phí.
Cần mua bảo hiểm đầy đủ để phòng ngừa rủi ro
Trước diễn biến trên, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, đề nghị các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội trong lĩnh vực logistics tăng cường theo dõi, thường xuyên cập nhật tình hình đến các doanh nghiệp trong ngành nắm chắc thông tin để chủ động kế hoạch sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn tắc và các tác động bất lợi khác.
Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo dõi sát tình hình, chủ động lên phương án thích hợp, trao đổi với đối tác để trong trường hợp cần thiết có thể kéo dài thời gian đóng hàng, nhận hàng.
Các doanh nghiệp tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn cung để hạn chế ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng. Tìm hiểu về phương thức vận chuyển đường sắt để có lựa chọn khác nhau về phương thức giao hàng.
Các doanh nghiệp khi ký kết và đàm phán hợp đồng thương mại, hợp đồng vận chuyển nên có điều khoản về bồi thường, miễn trách nhiệm trong các tình huống khẩn cấp. Cần mua bảo hiểm đầy đủ để phòng ngừa rủi ro và tổn thất khi hàng hóa phải kéo dài thời gian vận chuyển hoặc gặp sự cố khi đi qua tuyến đường này.

 

Bộ Công thương khuyến nghị
Để giảm rủi ro, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu cần đa dạng phương thức vận chuyển trong ngắn hạn. Hiệp hội sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật thông tin và phối hợp làm việc trong chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu.
Song, theo VLA, doanh nghiệp cần lưu ý khi ký kết, đàm phán hợp đồng thương mại, hợp đồng vận chuyển nên bổ sung điều khoản về bồi thường… trong những tình huống khẩn cấp cũng như mua bảo hiểm đầy đủ.
"Ngoài việc đa dạng phương thức vận chuyển, doanh nghiệp xuất khẩu nên đa dạng nhà cung cấp nguyên, phụ liệu để tránh bị gián đoạn quá trình sản xuất, ảnh hưởng tiến độ giao hàng", đại diện VLA khuyến nghị.

                                                                                                                                                                                                                       

Theo Báo Mới 

 

 

 

 

TIN LIÊN QUAN

Dự báo xu hướng giá cước vận tải biển 2024

16 - 01 - 2024

Dù nhu cầu đang được dự đoán là sẽ phục hồi ở mức 2.5% trong năm 2024, ngành vận tải biển vẫn sẽ gặp khó khăn khi công suất tăng trưởng ở mức 6.8% đưa công suất tàu toàn cầu đạt tới kỷ lục mới 2.7 triệu TEUs. Chỉ số Cung/Cầu của Drewry dự báo số điểm 74,3 cho năm 2024, mức thấp nhất từng được báo cáo

Viễn Cảnh Vận Tải Biển Container Năm 2024

09 - 01 - 2024

Năm 2024 được nhận định là một năm đầy khó khăn và thách thức cho vận tải biển container toàn cầu nói riêng, ngành logistics nói chung. Các doanh nghiệp logistics cần nhận thức rõ những khó khăn, thách thức này để đề ra những chiến lược, chính sách kinh doanh tối ưu, hầu mong đưa doanh nghiệp “vượt sóng cả” tồn tại qua giông bão, chủ động chuẩn bị cho một chu kỳ kinh doanh mới vượt đáy đi lên.

Choáng với giá cước vận chuyển hàng đi Mỹ, châu Âu

09 - 01 - 2024

Ngày 8-1, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn thông tin từ các doanh nghiệp thành viên cho biết hàng loạt hãng vận tải lớn như: Yang Ming Line, One, Evergreen Line, HMM, Maersk… đã gửi thông báo tăng phụ phí do phải thay đổi hải trình các tuyến châu Á - châu Âu, tránh đi qua kênh đào Suez và khu vực Biển Đỏ.

Xu hướng dịch chuyển “Trung Quốc +1” có thể kích thích thị trường hàng hoá hàng không

07 - 08 - 2023

Vận tải hàng hoá hàng không có thể hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng và tài nguyên của các nước khi xu hướng các tập đoàn dịch chuyển khỏi Trung Quốc đang được đẩy nhanh.

DOANH NGHIỆP DỆT MAY CẠN ĐƠN HÀNG

05 - 04 - 2023

Doanh nghiệp dệt may cạn đơn hàng

CÁC HÃNG TÀU CONTAINER ĐỒNG LOẠT ĐƯA RA THÔNG BÁO THAY ĐỔI LỊCH TRÌNH SAU TRẬN ĐỘNG ĐẤT KINH HOÀNG TẠI BIÊN GIỚI THỔ NHĨ KỲ VÀ SYRIA

10 - 02 - 2023

Sáng 6/2, trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã xảy ra ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến nhiều cảng biển của Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt thách thức.

DGS Logistics đồng hành cùng Logistics Việt Nam đóng góp quan trọng cho tăng trưởng xuất nhập khẩu

02 - 02 - 2023

Logistics là ngành đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và là một ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng đem lại giá trị gia tăng cao.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022

14 - 01 - 2023

Theo Tổng cục Thống kê, về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD.

Top 5 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong 10 tháng đầu năm 2022

22 - 11 - 2022

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, cả nước có 8 địa phương có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm và 1 địa phương đạt trên 40 tỷ USD.

Nhà xưởng, nhà kho xây sẵn tiếp đà tăng trưởng tốt

22 - 11 - 2022

Nhờ vào làn sóng dịch chuyển dây chuyền sản xuất đã giúp dịch vụ cho thuê nhà xưởng, nhà kho tại Việt Nam tăng trưởng nhanh.

Thị trường logistics 3PL dự kiến đạt 1,3 tỷ USD trong năm 2022

24 - 06 - 2022

Thị trường logistics bên thứ 3 (3PL) toàn cầu ước tính đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2022 và 1,85 tỷ USD trong năm 2027, với tốc độ CAGR là 7,3%. Theo báo cáo của Research And Markets, động lực thị trường tác động đến giá cả và hành vi của các bên liên quan của lĩnh vực logistics 3PL toàn cầu. Thị trường có thể định giá do sự thay đổi của cung và cầu đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Bên cạnh đó, nhu cầu của con người cũng có thể

Thị trường vận chuyển và logistics quốc tế Tuần 23/2022

13 - 06 - 2022

Cập nhật thị trường vận chuyển container và logistics quốc tế các tuyến Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ trong Tuần 23/2022.

6 XU HƯỚNG LOGISTICS XUYÊN BIÊN GIỚI NĂM 2022

03 - 06 - 2022

Số hóa và khu vực hóa chuỗi cung ứng đồng thời phát triển logistics xanh… là các xu hướng logistics xuyên biên giới năm 2022

THỊ TRƯỜNG LOGISTICS SẼ ĐẠT MỨC 71.96 TỶ USD

17 - 05 - 2022

Quy mô của thị trường logistics toàn cầu được dự đoán tăng trưởng 71,96 tỷ USD

MỸ HỖ TRỢ VIỆT NAM CHỐNG ÙN TẮC VÀ TẠO THUẬN LỢI LOGISTICS TẠI CẢNG CÁT LÁI

17 - 05 - 2022

Ùn tắc xung quanh và tại cảng Cát Lái (TPHCM) là vấn đề ai cũng biết, nhưng nguyên nhân và giải pháp thì chưa rõ ràng