Xu hướng dịch chuyển “Trung Quốc +1” có thể kích thích thị trường hàng hoá hàng không
Vận tải hàng hoá hàng không có thể hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng và tài nguyên của các nước khi xu hướng các tập đoàn dịch chuyển khỏi Trung Quốc đang được đẩy nhanh.
Sau các gián đoạn chuỗi cung ứng từ Covid và căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc – Mỹ, các tập đoàn phương Tây đã cho thấy những nỗ lực để xây dựng cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc, với Việt Nam là điểm đến hàng đầu cho mô hình “China+1”.
Ảnh : Internet
Theo nguồn tin từ đơn vị gửi hàng đến từ Châu Âu cho biết: “Việc dịch chuyển chắc chắn đang diễn ra, nhưng với những sự kiện diễn ra gần đây, Việt Nam không có đủ thời gian để xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp phục vụ cho logistics như cảng. Với nhiều tập đoàn đang đổ dồn về, rất có thể nó sẽ chạm ngưỡng quá tải”.
Đơn vị này cũng cho biết thêm rằng, một số đơn vị gửi hàng đang tìm những phương án thay thế trong khu vực như Thái Lan, Lào và cả Myanmar cũng được cân nhắc.
Ở phía bên kia Bán cầu, Mexico đang là nước hưởng lợi từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc, mặc dù theo một số nguồn tin đang phóng đại việc Trung Quốc sẽ vẫn giữ vị thế dẫn đầu.
Bất kể như vậy, nguồn tin này cũng cho biết thêm: “Về dài hạn, xu hướng dịch chuyển theo tôi nghĩ còn cao hơn nữa, các công ty cũng sẽ tiếp cận khôn khéo hơn và đáp ứng được nhu cầu. Còn về ngắn hạn, áp lực cho cơ sở hạ tầng có sẵn sẽ là động lực cho vận tải hàng hoá hàng không.
Có những tập đoàn đa quốc gia đang ngắm đến Việt Nam, cùng với đó là các tập đoàn của Trung Quốc mà đang muốn né những vấn đề về địa chính trị. Và khi có vấn đề với công suất qua các cảng biển, chúng ta sẽ thấy hàng không sẽ là phương án mà các đơn vị gửi hàng lựa chọn”.
Có một khu vực của VIệt Nam đang tiệp cận mức đầy công suất là Khu công nghiệp Deep C Hải Phòng II và có thể mở rộng thêm nhờ việc lấp biển.
Source: https://theloadstar.com/china1-reshoring-trend-could-provide-a-fillip-for-air-freight/