DOANH NGHIỆP DỆT MAY CẠN ĐƠN HÀNG

Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết chỉ còn đơn hàng đến tháng 4, trong khi thời điểm này năm ngoái, đối tác đặt hàng hết quý II, thậm chí cả năm.

Giám đốc sản xuất một doanh nghiệp dệt may ở khu chế xuất Linh Trung (TP Thủ Đức) cho biết cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp ông phải chọn lọc đối tác để ký hợp đồng, nay chỉ có đơn hàng đến cuối tháng này.

Tương tự, theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc nhân sự Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư thương mại Thành Công, đơn hàng đã nhận cho quý II chỉ đáp ứng khoảng 80% năng lực sản xuất của công ty. "Năm nay, chúng tôi đặt mục tiêu lợi nhuận bằng năm ngoái nhưng với tình hình này rất khó để doanh nghiệp về đích", ông Tuấn nói.

Cùng trong vòng vây khó khăn, ông Cao Hữu Hiếu - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cho rằng tình hình thị trường những tháng đầu năm rất xấu. Nhiều giá trị đơn hàng giảm 2-3%. Các doanh nghiệp trong tập đoàn cũng chỉ có hàng sản xuất đến hết tháng 4, trong khi năm trước tới tháng 12.

 

 

Ông Phạm Xuân Hồng – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu Đan TP HCM - cho rằng giao dịch tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu chưa có dấu hiệu phục hồi. Nhiều nhà máy cho biết đơn hàng đang giảm 20-30%, đơn giá còn 80% so với trước. Nhiều công ty vẫn chưa có đơn hàng cho giai đoạn nửa cuối năm.

Lý giải thực trạng trên, ông Hiếu cho rằng do nhu cầu trên thế giới giảm 60-70%. Quy mô thị trường dự báo từ 750 tỷ USD xuống còn 712 tỷ USD, thậm chí còn 687 tỷ USD trong năm nay. Do đó, các doanh nghiệp trong tập đoàn nói riêng và toàn ngành nói chung sẽ đối diện một năm vô cùng khó khăn.

Theo báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán VnDirect, Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp dệt may năm nay. Quốc gia này đang là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ.

Dẫn số liệu của Văn phòng Dệt may Mỹ cho thấy, giá trị nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc năm ngoái đạt hơn 132 tỷ USD, chiếm gần 26% thị phần - là nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất cho Mỹ - theo sau là Việt Nam với 14,87% thị phần.

Trước hàng loạt rào cản và thách thức, theo ông Hồng, doanh nghiệp dệt may đang cấp tập tìm đơn hàng, chuyển đổi để chờ sự phục hồi trở lại của thị trường Mỹ. Họ liên tục tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để có thêm thị trường mới.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn cho biết thêm, công ty đang chấp nhận những đơn hàng giá gia công thấp, thậm chí lỗ để duy trì lượng khách hàng, tạo việc làm cho người lao động. "Chúng tôi kỳ vọng nửa cuối năm, thị trường phục hồi bù đắp cho nửa đầu năm", ông Tuấn chia sẻ.

Về phía Vinatex, tập đoàn đang lên kế hoạch đảm bảo dòng tiền, chuẩn bị nguồn lực đón đầu khi thị trường ấm lên. Tập đoàn này tiết giảm các quy trình thừa, tìm kiếm các công nghệ hiện đại để sản xuất thông minh với chi phí thấp nhưng năng suất cao.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang, để ngành dệt may phát triển bền vững, ngành đang kêu gọi đầu tư vào chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu để giải quyết phần cung thiếu hụt, đồng thời, xây dựng các giải pháp bán hàng FOB (mua nguyên liệu, sản xuất, bán thành phẩm), ODM (thiết kế và sản xuất theo đơn đặt hàng)...

Ông Giang cũng kỳ vọng dệt may Việt Nam có thể khởi sắc sau triển lãm lớn nhất ngành dệt may được tổ chức tại TP HCM ngày 5/4. Đây là triển lãm lớn nhất của ngành này từ trước tới nay. Triển lãm quy tụ hàng trăm gian hàng trưng bày thiết bị thông minh trên thế giới, với nguyên phụ liệu của 1.300 công ty đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận nguyên phụ liệu, trao đổi với đối tác về hoạt động kinh doanh; tận dụng các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) hay RCEP.

Ngoài ra, xu hướng của người mua thế giới đã thay đổi. Họ đòi hỏi đơn đặt hàng không chỉ chất lượng cao mà phải nhanh. Do đó, doanh nghiệp phải cập nhật sớm các thiết bị đáp ứng nhu cầu của thị trường; mở rộng, đầu tư chiều sâu đi đôi với bảo vệ môi trường xanh hóa dệt may.

Theo nhiều dự báo, ngành dệt may có phục hồi nhẹ vào quý II, nhưng sẽ phải cạnh tranh gay gắt về giá từ các đối thủ như Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Còn với ngành sợi, thị trường vẫn ảm đạm. Giá bán sợi trên thị trường hiện ở mức thấp trong khi giá bông đưa vào sản xuất tại các đơn vị tăng cao.

 

Nguồn : VN Express

TIN LIÊN QUAN

Dự báo xu hướng giá cước vận tải biển 2024

16 - 01 - 2024

Dù nhu cầu đang được dự đoán là sẽ phục hồi ở mức 2.5% trong năm 2024, ngành vận tải biển vẫn sẽ gặp khó khăn khi công suất tăng trưởng ở mức 6.8% đưa công suất tàu toàn cầu đạt tới kỷ lục mới 2.7 triệu TEUs. Chỉ số Cung/Cầu của Drewry dự báo số điểm 74,3 cho năm 2024, mức thấp nhất từng được báo cáo

Cước vận tải biển tăng chóng mặt, đi EU tăng gấp 3,5 lần

13 - 01 - 2024

Theo phản ánh từ nhiều doanh nghiệp, xung đột Biển Đỏ khiến một số hãng vận tải biển dừng vận chuyển hàng hóa, đổi lịch trình. Cước vận tải biển vì thế đã tăng cao do phụ phí phát sinh.

Viễn Cảnh Vận Tải Biển Container Năm 2024

09 - 01 - 2024

Năm 2024 được nhận định là một năm đầy khó khăn và thách thức cho vận tải biển container toàn cầu nói riêng, ngành logistics nói chung. Các doanh nghiệp logistics cần nhận thức rõ những khó khăn, thách thức này để đề ra những chiến lược, chính sách kinh doanh tối ưu, hầu mong đưa doanh nghiệp “vượt sóng cả” tồn tại qua giông bão, chủ động chuẩn bị cho một chu kỳ kinh doanh mới vượt đáy đi lên.

Choáng với giá cước vận chuyển hàng đi Mỹ, châu Âu

09 - 01 - 2024

Ngày 8-1, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn thông tin từ các doanh nghiệp thành viên cho biết hàng loạt hãng vận tải lớn như: Yang Ming Line, One, Evergreen Line, HMM, Maersk… đã gửi thông báo tăng phụ phí do phải thay đổi hải trình các tuyến châu Á - châu Âu, tránh đi qua kênh đào Suez và khu vực Biển Đỏ.

Xu hướng dịch chuyển “Trung Quốc +1” có thể kích thích thị trường hàng hoá hàng không

07 - 08 - 2023

Vận tải hàng hoá hàng không có thể hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng và tài nguyên của các nước khi xu hướng các tập đoàn dịch chuyển khỏi Trung Quốc đang được đẩy nhanh.

CÁC HÃNG TÀU CONTAINER ĐỒNG LOẠT ĐƯA RA THÔNG BÁO THAY ĐỔI LỊCH TRÌNH SAU TRẬN ĐỘNG ĐẤT KINH HOÀNG TẠI BIÊN GIỚI THỔ NHĨ KỲ VÀ SYRIA

10 - 02 - 2023

Sáng 6/2, trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã xảy ra ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến nhiều cảng biển của Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt thách thức.

DGS Logistics đồng hành cùng Logistics Việt Nam đóng góp quan trọng cho tăng trưởng xuất nhập khẩu

02 - 02 - 2023

Logistics là ngành đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và là một ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng đem lại giá trị gia tăng cao.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022

14 - 01 - 2023

Theo Tổng cục Thống kê, về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD.

Top 5 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong 10 tháng đầu năm 2022

22 - 11 - 2022

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, cả nước có 8 địa phương có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm và 1 địa phương đạt trên 40 tỷ USD.

Nhà xưởng, nhà kho xây sẵn tiếp đà tăng trưởng tốt

22 - 11 - 2022

Nhờ vào làn sóng dịch chuyển dây chuyền sản xuất đã giúp dịch vụ cho thuê nhà xưởng, nhà kho tại Việt Nam tăng trưởng nhanh.

Thị trường logistics 3PL dự kiến đạt 1,3 tỷ USD trong năm 2022

24 - 06 - 2022

Thị trường logistics bên thứ 3 (3PL) toàn cầu ước tính đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2022 và 1,85 tỷ USD trong năm 2027, với tốc độ CAGR là 7,3%. Theo báo cáo của Research And Markets, động lực thị trường tác động đến giá cả và hành vi của các bên liên quan của lĩnh vực logistics 3PL toàn cầu. Thị trường có thể định giá do sự thay đổi của cung và cầu đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Bên cạnh đó, nhu cầu của con người cũng có thể

Thị trường vận chuyển và logistics quốc tế Tuần 23/2022

13 - 06 - 2022

Cập nhật thị trường vận chuyển container và logistics quốc tế các tuyến Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ trong Tuần 23/2022.

6 XU HƯỚNG LOGISTICS XUYÊN BIÊN GIỚI NĂM 2022

03 - 06 - 2022

Số hóa và khu vực hóa chuỗi cung ứng đồng thời phát triển logistics xanh… là các xu hướng logistics xuyên biên giới năm 2022

THỊ TRƯỜNG LOGISTICS SẼ ĐẠT MỨC 71.96 TỶ USD

17 - 05 - 2022

Quy mô của thị trường logistics toàn cầu được dự đoán tăng trưởng 71,96 tỷ USD

MỸ HỖ TRỢ VIỆT NAM CHỐNG ÙN TẮC VÀ TẠO THUẬN LỢI LOGISTICS TẠI CẢNG CÁT LÁI

17 - 05 - 2022

Ùn tắc xung quanh và tại cảng Cát Lái (TPHCM) là vấn đề ai cũng biết, nhưng nguyên nhân và giải pháp thì chưa rõ ràng